Khuôn dập là gì? Phân loại các loại khuôn dập phổ biến nhất tại Việt Nam
Khuôn dập là phần khuôn mẫu được sử dụng cho hệ thống máy dập với mục đích là tạo hình sản phẩm dựa trên tác động của lực ép lên phôi kim loại, da, giấy,… Để tiến hàn gia công, phôi kim loại sẽ cần được để ở dạng tấm mỏng, có kích thước phù hợp với lực tác động của máy dập. Do đó, nhà sản xuất cần tính toán kích thước và lực dập chính xác trước khi gia công để đảm bảo hiệu suất và chất lượng của sản phẩm.
Quy trình chế tạo khuôn dập
Một quy trình chế tạo khuôn dập sẽ trải qua 4 giai đoạn sau đây:
khuôn dập
Giai đoạn 1: Tính toán lực dập, cắt sản phẩm
Tính toán lực dập cho các tấm kim loại là bước đầu tiên mà bạn cần phải làm trong quy trình chế tạo khuôn dập. Ở bước này, bạn sẽ cần tính chính xác lực dập tác động lên bộ phận khuôn. Sự khác nhau về độ lớn của lực sẽ phụ thuộc vào vật liệu và độ dày của các tấm kim loại.
Trong quá trình tính toán, các kỹ sư cần để mức độ sai số về lực dập là nhỏ nhất. Bởi sự sai lệch về độ lớn lực có thể sẽ khiến bề mặt tấm kim loại tại vị trí cắt bị cong vênh, nứt và biến dạng trong quá trình gia công.
Giai đoạn 2: Lựa chọn máy dập
Ở bước này, bạn sẽ cần lựa chọn máy dập phù hợp với bộ khuôn mẫu. Bạn nên lựa chọn thiết bị có khả năng cung cấp lực dập lớn hơn bộ khuôn và có thể điều chỉnh công suất.
Giai đoạn 3: Tính toán chiều cao và kích thước của bộ khuôn mẫu
Tất cả kích thước của bộ khuôn sẽ được biểu diễn chi tiết trong phần mềm thiết kế. Việc biểu diễn này là bắt buộc bởi nó sẽ giúp giai đoạn gia công lắp ráp khuôn được dễ dàng hơn.
Giai đoạn 4: Tiến hành thiết kế khuôn
Ở giai đoạn này, sau khi bạn đã có đầy đủ các thông tin chi tiết về kích thước từng bộ phận, các kỹ sư sẽ tiến hành thiết kế khuôn trên phần mềm. Tùy vào từng sản phẩm mà bạn sẽ lựa chọn phần mềm thiết kế 2D hay 3D.
Bạn cần lưu ý rằng, phần mềm thiết kế chỉ là công cụ mô tả chi tiết từng bộ phận của khuôn. Nó không có tác dụng cải thiện độ chính xác cho khuôn dập. Ngoài ra, với một số phần mềm hiện đại thì bạn có thể tìm ra những điểm bất hợp lý của khuôn trong quá trình thiết kế.
Yêu cầu kỹ thuật khi chế tạo khuôn dập
Bề mặt lòng khuôn và các vị trí tiếp xúc của chi tiết cần có độ bóng cao
Độ khớp giữa các tấm khuôn cần đạt độ chính xác tuyệt đối.
Vật liệu chế tạo khuôn cần có độ cứng và độ bền cao, có khả năng chịu lực và nhiệt tốt
Đảo bảo đúng chế độ nhiệt luyện cho từng chi tiết để đạt được độ cứng cần thiết
Tỷ lệ dung sai cần đạt ở mức thấp nhất
Một số loại khuôn dập được sử dụng phổ biến hiện nay
Khuôn dập nguội
Khuôn dập nguội là loại khuôn được sử dụng cho hệ thống máy dập nguội. Loại khuôn này có khả năng chịu lực cao, nó được sử dụng trực tiếp lên bề mặt phôi vật liệu ở trạng nguội. Bạn muốn gia công khuôn dập nguội hãy liên hệ với PAVICO nhé.
Khuôn dập nóng
Khuôn dập nóng là loại khuôn được sử dụng để gia công các tấm kim loại bằng áp lực ở trạng thái nóng. Khi phôi vật liệu được nung nóng đến một nhiệt độ nhất định, nó sẽ được vận chuyển vào máy dập. Sau quá trình gia công, phôi vật liệu sẽ được để nguội. Khi nó trở về trạng thái ban đầu thì tức là sản phẩm đã được hoàn thiện.
Khuôn dập liên hoàn
Khuôn dập liên hoàn là loại khuôn được sử dụng để tạo hình sản phẩm cho các tấm kim loại dưới tác dụng lực của hệ thống thủy lực. Loại khuôn này có cấu tạo khá phức tạp bao gồm nhiều chi tiết được ghép nối với nhau. Xét về nguyên lý, khi khuôn dập liên hoàn hoạt động, nó sẽ chuyển dịch liên tục và tuần tự qua các vị trí để cắt uốn các chi tiết dựa trên bản thiết kế.
Khuôn dập vuốt
Khuôn dập vuốt là công nghệ được ứng dụng phổ biến hiện nay trong ngành công nghiệp chế tạo. Nó có khả năng làm biến đổi phôi phẳng hoặc phôi rỗng để tạo ra các chi tiết có hình dạng và kích thước xác định. Với việc sử dụng loại khuôn này, nhà sản xuất có thể tạo ra đa dạng các sản phẩm khác nhau, góp phần cải thiện năng suất lao động đáng kể.